References

Chúng tôi xây dựng chương trình UFC dựa trên lý thuyết về văn hóa tổ chức của Tiến sĩ Tâm lý Xã hội Edgar Schein – Tác giả cuốn sách Organizational Culture and Leadership.

Edgar Schein là ai

Edgar Henry Schein học tại Đại học Chicago và nhận bằng Thạc sĩ Tâm lý học tại Stanford năm 1949 và Tiến sĩ Tâm lý Xã hội tại Harvard năm 1952.

Ông từng phụ trách Phòng Tâm lý Xã hội tại Viện nghiện cứu quân sự Walter Reed khi phục vụ trong quân đội từ 1952-1956. Sau đó làm việc tại Trường quản trị Sloan của MIT và trở thành Giáo sư về Tâm lý Tổ chức năm 1964.

Từ năm 1968-1971 ông là Giáo sư về kế hoạch của MIT và từ 1972 trở thành Chủ tịch của Tổ chức Nghiên cứu Nhóm tại Sloan. Từ 1990 ông là Giáo sư Danh dự của Sloan.

Ông còn là thành viên sáng lập tạp chí Reflections, tạp chí của Hội về Tổ chức Học tập nhằm kết nối các nhà nghiên cứu, học giả và nhà thực hành trên thế giới về các vấn đề khởi tạo, lan tỏa và sử dụng tri thức. 

Xem thêm: Edgar Schein trên wikipedia.

Vì sao UFC chọn mô hình văn hóa tổ chức của Edgar Schein

Mô hình ba cấp độ văn hóa của Schein – được trình bày trong cuốn sách Organizational Culture and Leadership của Edgar Schein là mô hình được công nhận rộng rãi trong lĩnh vực văn hóa của Tổ chức, được tác giá liên tục phát triển, cập nhật. Nhận thấy sự tương thích về cách tiếp vấn đề, chúng tôi đã xây dựng chương trình UFC dựa trên lý thuyết được ông trình bày trong cuốn sách này. 

Cách tiếp cận của Schein mang tính khoa học chặt chẽ, kèm theo nhiều diễn giải về phương pháp luận của tác giả, do đó có sức thuyết phục cao. Mô hình này giúp hệ thống hóa các sự việc, hiện tượng, v.v. của FPT và cho một cái nhìn hệ thống, thấu hiểu.

Mô hình văn hóa tổ chức của Schein

Giới thiệu về mô hình ba cấp độ, xem thêm tại đây.

Yếu tố Macroculture trong nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp

Theo Edgar Schein, cụ thể 6 khía cạnh dưới đây của Văn hóa dân tộc tác động đến văn hóa doanh nghiệp:

  1. Quan điểm, ý niệm, thói quen về Hiện thực và Sự thật (reality and truth). Ví dụ: Thế nào thì một thứ được coi là hiện thực? Người Việt đi tìm sự thật bằng cách nào (do ai đó nói, hay đi tìm dữ kiện, hay biểu quyết, v.v.)?
  2. Về thời gian: thế nào là đúng giờ?  Ví dụ đối chiếu các khái niệm monochronic/ polychronic theo Edward Hall
  3. Về không gian: thế nào là xa là gần, không gian thể hiện thứ bậc trong một tổ chức (hay làng xã), v.v.
  4. Về bản chất con người: ngầm định về người khác là thế nào, coi họ là tốt hay xấu. Có phân biệt thái độ giữa người mình và người lạ hay không?
  5. Về cách hành xử của con người: con người có xu hướng chinh phục thiên nhiên hay thuận theo tự nhiên, v.v.
  6. Về quan hệ giữa người với nhau: mọi người có xu hướng duy trì quan hệ ở mức công việc, hay thiết lập quan hệ sâu hơn, biết rõ cá nhân nhau. Ví dụ, quan hệ trong tổ chức mang hơi hướng gia đình (xưng hô chú cháu, v.v.)

Trong khuôn khổ dự án UFC, chúng tôi đã gặp gỡ và trao đổi với một số nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam như Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, Học giả Vương Trí Nhàn để tìm hiểu về các góc nhìn văn hóa. Đồng thời, chúng tôi cũng đọc và nghiên cứu một số công trình nghiên cứu, sách, bài viết… đã được nhiều tác giả, nhà nghiên cứu xuất bản hay công bố.

Phạm vi sưu tầm và nghiên cứu về văn hóa Việt Nam của UFC nằm trong 6 khía cạnh mà Edgar Schein đã nêu trên. Chúng tôi hy vọng tiếp tục tập hợp được những tài liệu, thông tin hữu ích về văn hóa Việt Nam để sử dụng cho môn học.

Một số tư liệu tham khảo:

Sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam – Trần Ngọc Thêm.

Sách Văn minh vật chất của người Việt – Phan Cẩm Thượng.

Sách Bản sắc văn hóa Việt Nam – Phan Ngọc.

Sách Cơ sở văn hóa Việt Nam – Trần Quốc Vượng.

Sách Nguồn gốc văn hóa Việt Nam – Kim Định.

%d bloggers like this: